KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THÚ Y (11/7/1950 - 11/7/2020)
Ngành chăn nuôi là một trong ngành thuộc diện cơ cấu cứng trong nền nông nghiệp nước nhà. Vì vậy ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp chính quyền, ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 125-SL “Ấn định luật lệ bài trừ dịch bệnh truyền nhiễm gia súc”, đây là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của nước ta về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Trên cơ sở đó, Ngành Thú y Việt Nam đã từng bước được xây dựng, phát triển mạnh mẽ, bám sát các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước.
Trong 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Thú y đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; loại trừ và kiểm soát nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người; chủ động phòng, chống dịch bệnh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường thường xuyên được chú trọng, góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng.
Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, với tổng đàn heo là 815. 779 con; gia cầm là 12.630.382 con; trâu, bò là 24.063 con. Trong vài năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên cả nói chung và Bình Dương nói riêng, đặc biệt năm 2019 xảy ra Dịch tả heo Châu Phi trên cả nước trong đó có Bình Dương; với sự chủ động, tích cực Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với các ban ngành có liên quan đã phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, góp phần ổn định ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ngày 10/7/2020, tại Hội trường Văn phòng Chi cục Chăn nuôi,Thú y và Thủy sản tỉnh Bình Dương tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950 – 11/7/2020), họp mặt những anh, chị em đang làm công tác Thú y cùng gặp gỡ, ôn lại những kỷ niệm, những kinh nghiệm trong công tác ngành. Tại buổi kỷ niệm có ông Nguyễn Văn Đông, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; ông Trần Hà Hải Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản,…
Hình. Ông Nguyễn Văn Đông - Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phát biểu tại buổi họp mặt
Năm 1997, chia tách tỉnh Chi cục được đổi tên thành Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 06/01/1997 của UBND tỉnh. Đến tháng 4/2016, căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 15/4/2016, về việc đổi tên Chi cục Thú y thành Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản. Trụ sở tại địa điểm số 60, Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một và hoạt động ổn định đến nay. Trải qua chặng đường hơn 23 năm (1997-2020) hình thành và phát triển đầy khó khăn và thử thách, từ những ngày đầu thành lập đơn vị chỉ có khoảng 50 nhân sự trên toàn tỉnh, đến nay bộ máy của ngành ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đội ngũ được trẻ hóa, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nhân sự đảm bảo cho công tác ngành, gồm Văn phòng Chi cụ Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; Trạm chăn nuôi – Thú y tại 9 huyện, thị, thành phố; 01 Trạm Chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật; Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và các thú y cơ sở tại các xã, phường.
Về tình hình chăn nuôi, hiện nay Bình Dương có tổng đàn heo là 815.779 con; gia cầm là 12.630.382 con; trâu, bò là 24.063 con, với 730 trang trại, trong đó mô hình nông nghiệp ứng dụng chuồng trại kín, trại lạnh trong chăn nuôi heo và gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ yếu tập trung ở 06 huyện, thị phía Bắc (Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên và Bắc Tân Uyên) gồm 157 trang trại gia cầm (8.863.313 con), 159 trang trại heo (522. 824 con), 02 trại bò sữa (819 con).
Về công tác phòng chống dịch bệnh động vật, Bình Dương đã tiếp tục khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng gia súc và dịch tai xanh trên heo. Bình Dương là tỉnh đầu tiên trên cả nước xây dựng Vùng An toàn dịch (ATD) bệnh động vật đối với bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả; ATD đối với bệnh Cúm gia cầm.
Về cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, ban đầu mỗi huyện, thị đều có 01 lò giết mổ gia súc của nhà nước xây dựng và một số điểm giết mổ tự phát tại nhà hộ dân nhưng đều có sự quản lý của cơ quan thú y. Đến nay, đã có 48 cơ sở giết mổ với qui mô mở rộng, công suất ngày càng tăng. Theo chủ trương UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày 22/6/2016 điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 61 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2016 - 2020 (15 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; 31 cơ sở giết mổ gia súc và 15 cơ sở giết mổ gia cầm. Tổng công suất bình quân 80 con trâu bò/ngày; 1.650 con heo/ngày và 35.750 con gia cầm/ngày.
Về công tác chẩn đoán, xét nghiệm ngày càng được ngành đầu tư nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch tại chỗ. Chi cục đã chủ động giám sát huyết thanh định kỳ đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh đối với các bệnh Cúm gia cầm, Newcastle, LMLM, Dịch tả và Tai xanh trên heo. Qua đó có thể chẩn đoán nhanh các bệnh trên động vật, hoặc làm các xét nghiệm dịch vụ,… chủ động kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế động vật.
Hình. Kỷ niệm ngày họp mặt
Trong ngày lễ kỷ niệm trân trọng với những gì các thế hệ đi trước xây dựng nên và quyết tâm kế thừa truyền thống tốt đẹp để phát triển ngành Thú y ngày càng vững mạnh. Với sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, chúng ta tin rằng ngành Thú y sẽ vượt qua những khó khăn và thách thức, đáp ứng được sự tin tưởng của nhà nước và xã hội, góp phần phục vụ tốt mục tiêu phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.
CBKT: Nguyễn Minh Hoàng - Phòng Quản lý CNTS