Cho đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị ổ gãy xương dài trên chó như phương pháp bó bột, phương pháp kết xương có sức ép (cố định bên trong hoặc cố định bên ngoài), phương pháp đinh xuyên tuỷ, phương pháp dùng nẹp vít...Các phương pháp này đã góp phần đáng kể trong việc điều trị ổ gãy xương dài trong ngoại khoa chó mèo. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm của nó và không có phương pháp nào là “hoàn hảo” có thể thay thế được tất cả các phương pháp khác. Nói chung tìm được một phương pháp tối ưu cũng không ngoài mục đích rút ngắn thời gian điều trị. Nhưng ưu điểm của phương pháp nẹp vít so với các phương pháp khác là có độ vững chắc nhất, tính linh hoạt cao,...
Hình 1: Chó thể thao Greyhound
Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học, do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương. Hoặc nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Có bốn loại gãy xương thường gặp ở chó:
- Gãy xương kín: là những phần xương bị gãy bên trong mà lớp da ngoài không bị hư hại.
- Gãy xương rạn nứt (Greenstick fracture): những vết nứt nhỏ trong xương mà rời khỏi xương cơ bản còn nguyên vẹn, nhưng nứt. Nói cách khác, xương không hoàn toàn bị phá vỡ.
- Gãy xương hở (Compound fracture): là sự đứt đoạn của các xương bị gãy hở ra qua da tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Gãy xương hở có nguy cơ các xương có thể bị nhiễm bẩn và các mảnh vỡ, dẫn đến nhiễm trùng cao hơn các loại gãy xương khác.
- Gãy đầu xương: thường thấy chó nhỏ đang phát triển. Ở chó non dưới một năm tuổi, có những vùng mềm ở đầu cuối của mỗi xương dài, nơi tăng trưởng diễn ra. Những khu vực mềm được gọi là đĩa tăng trưởng hoặc tấm đầu xương. Bởi vì đây là những lĩnh vực tăng trưởng, chúng rất giàu các tế bào chưa trưởng thành không vôi hóa hình thành một khu vực xốp mềm của xương như các đầu xa của xương đùi (bắp đùi xương) và xương cánh tay (phía trên chân trước) dường như là đặc biệt dễ bị gãy xương này.
Triệu chứng
Chó có thể shock do đau hoặc do mất máu. Đau nhiều ở vùng cẳng chân, đặc biệt là vị trí gãy. Hạn chế hoặc mất vận động vùng cẳng bàn chân, hoạt động tỳ của bàn chân. Sau chấn thương xuất hiện sưng, đau và biến dạng cẳng chân bàn chân xoay trong hoặc xoay ngoài. Gãy hở có vết thương vùng cẳng chân: vị trí, hình dạng, kích thước, tính chất. Qua vết thương có thể lộ đầu xương gãy, dịch từ tủy xương chảy ra. Gãy xương làm tổn thương cơ, gân, mạch máu, thần kinh và các tổn thương phối hợp khác. Có thể có dấu hiệu chèn ép khoang ở vùng cẳng chân và các tổn thương phối hợp khác.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang là thăm dò cơ bản và phổ biến nhất trong chẩn đoán gãy đầu xa hai xương cẳng chân. Chụp X quang cẳng chân ở 02 tư thế thẳng - nghiêng và chụp để thấy được cả khớp gối và khớp cổ chân là tốt nhất. Trên phim chụp X quang sẽ xác định được có gãy xương hay không, vị trí gãy, tình trạng ổ gãy... Bên cạnh đó một số trường hợp nghi ngờ có tổn thương động mạch kèm theo chúng ta cần phải làm thêm siêu âm Doppler mạch để kiểm tra.
Hình 2: chụp X quang xương chày của chó bị nứt và bị gãy vụn
Sơ cứu khi chó gãy xương: Kiểm soát shock được ưu tiên hơn bất kỳ biện pháp nào trong điều trị gãy xương. Chó đau có thể cắn để tự vệ tốt nhất là rọ mõm chó lại trong quá trình thăm khám và điều trị. Vết thương hở trên xương nên được bao phủ bằng băng vô trùng, sử dụng nhiều miếng gạc. Xương sau khi bị gãy sẽ được nẹp lại làm giảm đau và ngăn ngừa shock và mô tiếp tục tổn thương trong khi chó đang được vận chuyển đến các bệnh viện, trung tâm chăm sóc thú y.
Điều trị bằng phương pháp nẹp vít: Vào đầu năm 1892, Lane bắt đầu mổ gãy xương kín, cố định xương bằng nẹp vít và chỉ thép. Các phương pháp điều trị gãy đầu xa hai xương dài hiện nay có nhiều phương pháp như: bó bột, đóng đinh nội tủy có chốt xương chày, đặt khung cố định ngoài, mổ mở đặt nẹp vít. Mục đích cố định vững chắc nhất, phục hồi chức năng nhanh chóng, tính linh hoạt cao.
Dựa trên nguyên tắc: Nắn chỉnh hoàn toàn các di lệch, phục hồi giải phẫu bình thường bằng phương pháp mổ mở ổ gãy. Phẫu thuật nhẹ nhàng nhằm bảo vệ hệ thống mạch máu nuôi xương và cơ. Cố định vững chắc xương gãy. Tập vận động sớm, không gây đau đớn các cơ và khớp kế cận vùng gãy xương.
Kỹ thuật kết hợp xương bằng nẹp vít thông thường trong gãy xương dài
Bước 1: Rạch da dài từ 7 đến 15 cm dọc theo mặt trước ngoài cẳng chân tránh rạch qua vết thương cũ, có thể kéo dài thêm lên trên hoặc xuống dưới khi gãy sát đầu xương.
Bước 2: Bóc tách khối cơ chày trước ra khỏi xương chày, bộc lộ ổ gãy không bóc tách toàn bộ chu vi màng xương, chỉ bóc tách mặt ngoài nơi đặt nẹp. Làm sạch ổ gãy lấy hết máu tụ, tổ chức dập nát, làm thông ống tuỷ.
Hình 3: Bóc tách cơ sau khi rạch da
Bước 3: Làm sạch và ghép các xương bị gãy lại
Hình 4: Xếp xương bị gãy lại
Bước 4: Đặt nẹp ở mặt ngoài xương chày, có thể uốn nẹp phù hợp với độ cong giải phẫu của xương, dùng 2 kìm giữ xương ép nẹp vào thân xương, dùng kìm thứ 3 giữ chặt vào giữa ổ gãy tạo với 2 kìm kia 1 góc 90° (Maclachlan, Dubovi, & Fenner, 2011).
Bước 5: Khoan xương qua lỗ nẹp từ vị trí gần ổ gẫy trước, khoan xong sau đó bắt vít rồi mới tiếp tục khoan lỗ khác, không bắt vít vào ổ gẫy hoặc sát ổ gãy vì có thể làm vỡ xương và tại ổ gãy bắt vít coi như là một dị vật cản trở sự lành xương trở lại.
Hình 5: Khoan xương và bắt vít hai đầu nẹp
Bước 6: Bắt 2 vít cuối cùng ở 2 đầu nẹp, vặn lại vít cho chặt làm lực ép 2 đầu xương gãy lại với nhau.
Hình 6: Xương dài sau khi được bắt vít
Bước 7: Đặt dẫn lưu chỗ thấp và khâu lại vết mổ theo từng lớp giải phẫu.
Đối với việc điều trị gãy xương dài hở, trong các phương pháp can thiệp bằng ngoại khoa thì điều trị bằng nẹp vít là phương pháp chắc chắn nhất nên phối hợp với các phương pháp khác như bó bột bên ngoài sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc lành vết gãy.
Trần Thị Nhung