Thứ 4, 23/10/2019
Mô hình trồng rau thủy canh kết hợp nuôi thủy sản công nghệ cao theo mô hình Aquaponics
Việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi tất yếu hiện nay. Nắm bắt xu thế trên, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 17/2/2016 quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Mô hình trang trại trồng rau sạch kết hợp nuôi trồng thủy sản công nghệ cao theo mô hình Aquaponics của bà Huỳnh Thị Tú Thuyết tại Phường Chánh
Bà Huỳnh Thị Tú Thuyết đang giới thiệu về mô hình
Nghĩa, TP TDM, tỉnh Bình Dương được triển khai và hoàn thiện với hệ thống nhà màng, hệ thống hồ cá, bể lọc, hệ thống trồng rau thủy canh.
Bà Huỳnh Thị Tú Thuyết cho biết theo mô hình này, cá và rau sẽ được nuôi trồng trong cùng một hệ tuần hoàn. Nước trong bể cá bao gồm chất thải, phân chứa amoniac, vi khuẩn nitrate hóa được đưa vào hệ thống lọc cơ học và vi sinh. Nhờ sự tham gia của vi khuẩn có lợi sẽ biến đổi nước thải từ bể thủy sản thành chất dinh dưỡng hữu cơ phù hợp cho cây trồng phát triển. Sau đó, nước được dẫn vào các bể trồng rau, cây rau hấp thụ dưỡng chất trong nước, sau đó lọc sạch nước và cung cấp ngược trở lại cho bể cá. Đây là mô hình khép kín, tuần hoàn tận dụng lợi ích của rau và cá trên cơ chế cộng sinh hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường. Với quy mô trên diện tích 1000m2 của bà hiện nay khi đi vào sản xuất ổn định cho doanh thu khoảng 229 triệu/tháng.
Hệ thống bể nuôi cá của mô hình trồng rau kết hợp nuôi cá
Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học và sử dụng máy móc, trang thiết bị cơ giới hóa trong quá trình sản xuất đã góp phần thay đổi nhận thức người dân, giúp người dân có hướng sản xuất mới cũng như có ý thức trong việc xử lý môi trường, không sử dụng chất cấm trong suốt quá trính nuôi nhằm tạo ra vùng nuôi an toàn, bền vững, cung cấp sản phẩm thủy sản sạch cho người dân đồng thời tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Từ đó hướng đến sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị, an toàn và chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ, liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đó cũng chính là định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bình Bương.
CBKT: Phạm Ngọc Thắng - Phòng NT-PTNLTS
Bài đã đăng: