Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi
1. Chức năng
Tham mưu, giúp Chi cục trưởng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm: giống vật nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và môi trường trong chăn nuôi; quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chăn nuôi.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Tham mưu cho Chi cục trưởng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi trên cơ sở các văn bản qui định của Nhà nước;
b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật về công tác chăn nuôi trên cơ sở chủ trương của Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục chăn nuôi;
c) Về hướng dẫn sản xuất chăn nuôi
- Hướng dẫn thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăn nuôi; triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chăn nuôi và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Tham mưu hướng dẫn sản xuất chăn nuôi, khắc phục hậu quả thiên tai đối với chăn nuôi; xây dựng, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
- Tham mưu xây dựng quy hoạch chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương; Đề xuất kế hoạch xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn;
- Tham gia thẩm định và quản lý thực hiện các dự án điều tra cơ bản về chăn nuôi;
- Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện phương án sử dụng đất dành cho chăn nuôi, quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi trang trại công nghiệp, vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm và bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại địa phương;
- Thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và công bố kết quả kiểm tra theo quy định phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi;
- Kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận về chăn nuôi được chỉ định theo thẩm quyền; tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế trên địa bàn; đánh số và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê tình hình diễn biến đất nông nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn;
- Đầu mối theo dõi, điều tra, thống kê, tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT về hoạt động chăn nuôi và vật tư nông nghiệp phục vụ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tình hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
d) Thực hiện quản lý giống vật nuôi
- Hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống vật nuôi; quy trình, quy phạm, kỹ thuật, công nghệ về giống vật nuôi; tiêu chuẩn định mức về giống vật nuôi, chuồng trại phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, các vật tư chuyên ngành chăn nuôi;
- Thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng giống vật nuôi và các hoạt động khảo nghiệm, kiểm định chất lượng giống vật nuôi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quy định;
- Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi tại địa phương theo quy định của pháp luật;
- Giám sát, kiểm tra công tác khảo nghiệm giống vật nuôi mới, điều kiện sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; tiêu chí về quy mô trại sản xuất giống vật nuôi;
- Thực hiện công tác quản lý giống vật nuôi trong phạm vi của địa phương theo các danh mục do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành: Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh; Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn, chọn tạo giống; Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu;
- Tổ chức thực hiện khi có quy chuẩn kỹ thuật và chịu trách nhiệm việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở về giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc sự phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hướng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn;
- Thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc giống vật nuôi; tổ chức kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, môi trường pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi ở các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh;
- Tham gia thẩm định và quản lý việc thực hiện các dự án điều tra cơ bản về giống vật nuôi theo phân công.
đ) Thực hiện về quản lý môi trường chăn nuôi
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của ngành về quản lý môi trường chăn nuôi, sản xuất giống vật nuôi;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá điều kiện, chất lượng môi trường ở vùng/ cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống vật nuôi.
h) Về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chăn nuôi
- Tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch hoạt động sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực chăn nuôi;
- Giám sát, kiểm tra và hướng dẫn việc thực hiện quy chế quản lý cơ sở sản xuất chăn nuôi an toàn; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
i) Về khoa học công nghệ
- Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chăn nuôi; quản lý thông tin khoa học công nghệ và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
- Tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong lĩnh vực chăn nuôi.
k) Phối hợp với các đơn vị trực thuộc thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi;
l) Đề nghị cấp và thu hồi các loại giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực chăn nuôi, bao gồm: đủ điều kiện VSTY đối với cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi do trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia)…theo ủy quyền của Cục Thú y, Cục Chăn nuôi và theo quy định của pháp luật;
m) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình chăn nuôi và các hoạt động khác có liên quan theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Chăn nuôi;
n) Hướng dẫn và kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi theo phân cấp và quy định của pháp luật;
u) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về chăn nuôi; các hoạt động hợp tác quốc tế về chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo phân cấp và quy định của pháp luật;
o) Tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực chăn nuôi cho nhân viên thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi trên địa bàn tỉnh;
p) Hướng dẫn và kiểm tra đối với hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi theo phân cấp và quy định của pháp luật;
q) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.